Đối với công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên rất ít người hiểu rõ các thủ tục cũng như những khoản thế sau khi thực hiện chuyển nhượng. Nếu không thực hiện đúng thì cổ đông sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Theo dõi bài viết sau để nắm thông tin nhanh chóng. 

Khái niệm về chuyển nhượng cổ phần: 

Chuyển nhượng cổ phần là hoạt động diễn ra giữa một bên là cổ đông công ty và một bên là tổ chức hoặc cá nhân hoặc cổ đông khác mong muốn góp vốn hoặc mua thêm cổ phần của công ty dựa vào điều khiếu nại luật định nhưng không làm thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp. 

Cũng có thể hiểu đây là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phần mà bản thân đang có cho người khác. Bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện thanh toán cho bên chuyển nhượng. 

Những đặc điểm của việc chuyển nhượng cổ phần: 

Việc chuyển nhượng này có những đặc điểm sau: 

  • Việc chuyển nhượng này nghĩa là sự chuyển dịch sở hữu cổ đông đối với cổ phần trong doanh nghiệp hay nói cách khác đây là hành động làm thay đổi số lượng cổ phần mà cổ đông đó đang nắm. 
  • Cổ đông chuyển nhượng sẽ giảm số cổ phần hoặc không còn là cổ đông nếu chuyển nhượng toàn bộ. Và người nhận chuyển nhượng sẽ thành cổ đông mới và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ như các cổ đông khác của doanh nghiệp. 
  • Việc chuyển nhượng CP sẽ không làm thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp. Bởi thực chất việc chuyển nhượng không làm mất đi hay tăng thêm số cổ phần mà doanh nghiệp phát hành. Trên thực tế việc chuyển nhượng chỉ làm thay đổi chủ sở hữu cổ phần. 
  • Khi chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận hoặc cũng có thể không. Thực tế có nhà đầu tư mua cổ phần các công ty mới thành lập. Khi công ty phát triển, giá trị cổ phần tăng lên, họ bán một ít cổ phần kiếm lợi nhuận. 
  • Việc chuyển nhượng này cần dựa theo nguyên tắc và điều kiện cần theo pháp luật và Điều lệ công ty. Thực tế cổ phần được chuyển nhượng tự do ngoại trừ 1 số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng. Trong trường hợp điều lệ công ty có đưa ra quy định hạn chế cổ phần và đề cập trong cổ phiếu của CP thì khi chuyển nhượng cần theo quy định. Nếu có quy định việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì việc chuyển nhượng không được chấp thuận. 

 Điều kiện chuyển nhượng cổ phần cần biết: 

Dựa vào Điều 127 quy định điều kiện chuyển nhượng cổ phần gồm: 

  • Cổ phần được chuyển nhượng theo nguyên tắc tự do trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120 
  • Việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật. Khi chuyển nhượng cần có hợp đồng hoặc thông qua giao dịch chứng khoán. Nếu thực hiện theo hợp đồng thì các bên cần phải tuân thủ theo Bộ luật Dân sự. Nếu chuyển theo giao dịch chứng khoán thì cần theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 
  • Nếu cổ đông là cá nhân chết thì số cổ phần sẽ chuyển cho người thừa kế theo di chúc. 
  • Nếu cổ đông chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế bị từ chối hoặc bị truất quyền thì số cổ phần được xử lý theo quy định của luật dân sự. 
  • Các cổ đông đều có quyền tặng một phần hoặc toàn bộ cổ phần tại doanh nghiệp cho cá nhân hoặc đơn vị khác hoặc cũng có thể dùng cổ phần để trả nợ. Và cá nhân hoặc đơn vị được tặng sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp. 
  • Cá nhân hoặc đơn vị nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông được tính từ thời được được ghi các thông tin vào sổ đăng ký cổ đông theo Khoản 2 Điều 122 của luật này. 
  • Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ theo xác nhận của cổ đông liên quan trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu từ cổ đông. 

Những loại thuế cần thiết khi chuyển nhượng cổ phần: 

Dựa vào Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được bổ sung sửa đổi năm 2012, thuế thu nhập cá nhân gồm từ các nguồn  như sau: 

Thu nhập từ CNCP trong tổ chức kinh tế

Thu nhập từ việc chuyển nhượng Ck

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới hình thức khác. 

Những đối tượng này khi tính thuế áp dụng cho 2 TH tính thuế là cá nhân cư trú và không cư trú: 

Cá nhân cư trú: Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập được áp dụng với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn,, bất động sản hoặc tính thuế theo lần phát sinh hoặc theo năm nếu thu nhập từ chuyển nhượng CK 

Cá nhân không cư trú: Sẽ tính theo từng lần phát sinh. 

Nộp thuế ở đâu: 

Theo quy định tại Điểm đ khoản 6 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã chỉ ra rằng với cá nhân có nguồn thu nhập từ chuyển nhượng vốn hay chứng khoán thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế thì cần nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý tổ chức phát hành. Thời hạn là chậm nhất 10 ngày bắt đầu từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. 

Xử phạt hành chính nếu không thực hiện việc nộp thuế: 

Dựa theo Điều 13  Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu nộp chậm tờ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn sẽ chịu các mức phạt sau:  

Nếu nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 1-5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ, hình phạt là phạt cảnh cáo. 

Nếu nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 1-30 ngày sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu -5 triệu VNĐ. 

Nếu nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 31-60 ngày sẽ phạt tiền từ 5 triệu- 8 triệu đồng. 

Nếu nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 61-90 ngày hoặc quá 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế hoặc không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế hoặc không nộp các phụ mục theo quy định cùng hồ sơ quyết toán thuế TNDN thì phạt tiền từ 8-15 triệu đồng. 

Khi muốn chuyển nhượng cổ phần, cổ đông cần tìm hiểu kỹ các thông tin trên đây để tránh những sai lầm bị xử phạt không đáng có. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi. 

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

error: