Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta cần phải có những giấy tờ cần công chứng hoặc chứng thực. Nhiều người vẫn nghĩ 2 khái niệm này là một. Nhưng thực chất công chứng và chứng thực có điểm giống nhưng cơ bản khác nhau. Vậy chúng giống và khác nhau như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm công chứng và chứng thực:
Về khái niệm công chứng:
Dựa theo Luật Công chứng 2014, công chứng là công việc mà công chứng viên xác nhận tính chính xác và hợp pháp của văn bản bao gồm hợp đồng, các giao dịch dân sự nhằm chắc chắn không vi phạm pháp luật hay chuẩn mực xã hội đối với những văn bản dịch thuật. Do đó, công chứng viên phải là người đạt các tiêu chuẩn cần thiết để đảm nhiệm vị trí tại đơn vị công chứng. Và đơn vị công chứng cần phải đảm bảo thành lập và hoạt động theo Luật công chứng gồm: phòng và văn phòng công chứng.
Có thể nói công chứng giấy tờ tài liệu thường sẽ theo bắt buộc của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cá nhân.
Về khái niệm chứng thực:
Chứng thực chính là việc xác nhận, chứng nhận giấy tờ, hợp đồng hay tài liệu của cá nhận …căn cứ trên bản gốc đảm bảo chắc chắn thông tin này là thật. Chứng thực sẽ không chú trọng đến nội dung đề cập trong giấy tờ như thế nào?
Hiện nay 4 loại hình chứng thực gồm:
- Cấp bản sao từ bản chính, bản gốc
- Chứng thực bản sao y bản chính
- Chứng thực chữ ký
- Chứng thực HĐ, GD
Dựa vào Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thể hiện bản sao là những VB được chụp từ bản chính hoặc được đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như ND trong bản gốc.
Bản sao chứng thức chính là bản sao các VB, TL được đơn vị chuyên trách xác nhận đúng với bản gốc.
Dựa vào đó, bạn có thể hiểu được từ ngữ được dùngnhiều như sao y bản chính, sao y công chứng, bản sao chứng thực…là nói về chứng thực.
Sự giống và khác nhau giữa công chứng và chứng thực:
Điểm giống nhau của công chứng và chứng thực:
Đây đều là hoạt động chứng nhận VB, TL được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đảm bảo những điều kiện như:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
- Chứng nhận về sự chính xác của giấy tờ, tài liệu một cách khách quan.
- Đảm bảo thực hiện công chứng trung thực, không tư lợi và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Thời hạn công chứng, chứng thực không được quá 2 ngày làm việc
Điểm khác nhau của Công chứng và chứng thực:
Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng đây là 2 hoạt động khác nhau. Dựa trên các yếu tố sau:
Về đối tượng của 2 hoạt động:
Công chứng: Đối tượng của hoạt đông này là các hợp đồng, GD dân sự và văn bản dịch thuật.
Chứng thực: Đối tượng của hoạt động này là bản sao giấy tờ, hợp đồng, chữ ký, giao dịch.
Về bản chất của 2 hoạt động:
Công chứng: Sẽ xác thực về nội dung và hình thức của một HĐ hoặc giao dịch.
Chứng thực: Xác nhận về hình thức chứ không đề cập nội dung.
Về giá trị pháp lý:
Công chứng: Các vấn đề pháp lý được đảm bảo như sau:
- Giấy tờ sẽ đảm bảo có hiệu lực từ ngày được cơ quan chuyên trách ký và đóng dấu.
- Có hiệu lực với các bên liên quan.
- Tất cả giao dịch, HĐ công chứng có giá trị như chứng cứ, nội dung trong VB công chứng không cần phải chứng minh, ngoại trừ bị Toà án tuyên bố vô hiệu.
- Bản dịch công chứng sẽ có giá trị như VB được dịch.
Chứng thực: Bao gồm các vấn đề pháp lý như sau:
- Bản sao được xác nhận từ bản gốc và bản sao chứng thực từ bản chính được dùng để thay thế bản chính.
- Chữ ký chứng thực được xác nhận chữ ký của chính cá nhân yêu cầu.
- Đối với GD, HĐ chứng thực có GT chứng minh thời gian, vị trí ký kết, năng lực HV dân sự, chữ ký… của các bên tham gia.
Về thời hạn pháp lý:
Công chứng: Phụ thuộc vào thoả thuận của các bên liên quan
Chứng thực: Phụ thuộc vào thời hạn pháp lý của tài liệu gốc.
Về người thực hiện:
Công chứng: Sẽ gồm:
Công chứng viên. Và đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung VB công chứng.
Chứng thực: Công chứng viên và cơ quan NN chuyên trách. Người thực hiện sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung VB, chữ ký.
Về cơ quan chuyên trách:
Công chứng sẽ bao gồm:
- Tại địa điểm của phòng công chứng
- Tại địa điểm của văn phòng công chức
- Tại địa điểm của cơ quan đại diện NG, cơ quan DD lãnh sự của VN ở nước ngoài.
Chứng thực sẽ bao gồm:
- Tại địa điểm của phòng công chứng
- Tại địa điểm của văn phòng công chứng
- Tại địa điểm của Phòng tư pháp
- Tại địa điểm của UBND xã, phường, TT
- Tại địa điểm của cơ quan DD ngoại giao, lãnh sự và các cơ quan khác được uỷ quyền có chức năng lãnh sự của VN tại nước ngoài.
Ngoài những điểm này, 2 hoạt động cũng khác nhau về quy trình và thủ tục pháp lý.
Trường hợp nào nên chứng thực, công chứng:
2 hoạt động này đều rất quan trọng trong việc xác nhận sự hợp pháp của các giấy tờ. Tuy vậy không phải khi nào cũng chọn công chứng hay chứng thực mà phải tuỳ vào tình huống cụ thể, yêu cầu pháp lý thế nào và mục đích sử dụng để chọn lựa hoạt động nào.
Có những trường hợp pháp luật yêu cầu bắt buộc phải công chứng do muốn xác nhận sự đúng đắn của VB, hợp đồng, giao dịch đảm bảo hiệu lực pháp lý thì lúc này phải công chứng.
Nếu trong trường hợp chỉ cần xác nhận ND, HT trên bản sao giống với bản gốc thì chỉ cần chứng thực.
Như vậy khi hiểu rõ bản chất của 2 hoạt động sẽ giúp cá nhân, đơn vị có thể lựa chọn hình thức phù hợp đảm bảo quyền lợi hợp pháp khi tham gia giao dịch, hạn chế sự rủi ro phát sinh về pháp lý và tranh chấp sau này.