Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Với 2 loại này là hai đối tượng khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi BH khác nhau. Để giúp người đọc hiểu rõ thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại; chúng tôi xin đưa ra thông tin dưới bài viết sau đây. 

Khái niệm về nhãn hiệu và tên thương mai: 

Nhãn hiệu: 

Khái niệm về nhãn hiệu được quy định ở Khoản 16, ĐIều 4 của Luật Sở hữu TT 2006, Chi tiết: 

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng phân biệt các loại DV, HH của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Có những nhãn hiệu như sau: NH nổi tiếng, NH chứng nhận và NH tập thể. 

Tên thương mại: 

Được quy định tại Luật Sở hữu TT theo Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT, sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 của Luật SHTT năm 2009, chi tiết: 

Tên thương mại là tên tổ chức, cá nhân được dùng trong HĐKD. Tên này được dùng nhằm phân biệt các chủ thể KD trong cùng khu vực như lĩnh vực kinh doanh.  Khu vực KD là khu vực địa lý nơi cá nhân, tổ chức sở hữu tên thương mại. 

So sánh nhãn hiệu với tên thương mại: 

Giống nhau: 

Cả hai đều có những điểm chung sau: 

Đề được đơn vị, cá nhân sở hữu dùng vào mục đích thương mại

Tên thương mại và nhãn hiệu đều có những dấu hiệu để nhận biết

Có khả năng phân biệt với các chủ thể khác. 

Khác nhau: 

Dựa vào 9 tiêu chí sau để phân loại sự khác nhau của 2 loại này: 

Tiêu chí về chức năng phân biệt: 

Nhãn hiệu 

Giúp phân biệt về các loại DV, HH của cá nhân hoặc tổ chức khác nhau.

Tên thương mại: 

Được dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng khu vực cũng như lĩnh vực KD. 

Tiêu chí về dấu hiệu nhận biết: 

Nhãn hiệu: 

Gồm hình ảnh, ký tự biểu tưởng hoặc là kết hợp giữa hình ảnh và ký từ ( trừ các dấu hiệu không được công nhận theo Luật SHTT 2009)

Tên thương mai: 

Từ ngữ gồm chữ, có nghĩa và phát âm, không gồm hình ảnh và màu sắc. 

Phần bảo hộ gồm 2 phần: 

  • Mô tả loại hình KD
  • Phân biệt giữa các doanh nghiệp. 

Tiêu chí về điều kiện được bảo hộ: 

Nhãn hiệu: 

Dấu hiệu để phân biệt bằng mắt

Tên thương hiệu: 

Chứa khả năng để phân biệt như chứa yên riêng, không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với bên khác mà chủ thể khác đã bảo hộ trước đó. 

Dấu hiệu để xác lập việc bảo hộ: 

Nhãn hiệu: 

Những cá nhân hay tổ chức thực hiện ĐK bảo hộ NH điệu đối NH thông thường. 

Tên thương mại: 

Việc bảo hộ được xác lập trên cơ sở sử dụng và người sở hữu không cần đăng lý. 

Tiêu chí phạm vi bảo hộ

Nhãn hiệu: 

Được bảo hộ trên đất nước Việt Nam

Tên thương mại: 

Được bảo hộ theo lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh có thể trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia. 

Tiêu chí thời hạn bảo hộ: 

Nhãn hiệu: 

Thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp đơn bảo hộ

Kết thúc người SH có thể gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn. 

Tên thương mai: 

Không xác định về thời gian

Sự bảo hộ chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu chấm dứt hoạt động. 

Tiêu chí chủ sở hữu: 

Nhãn hiệu: 

Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức được CQNN có thẩm quyền VB cấp bằng bảo hộ hoặc ĐKQT và được công nhận. 

Tên thương mại: 

Chủ sở hữu có thể là các nhân hoặc tổ chức sử dụng trong HĐKD hợp pháp. 

Tiêu chí về quyền chuyển giao sở hữu: 

Nhãn hiệu: 

Có quyền chuyển giao SH cho cá nhân, tổ chức- đối tượng của HĐ chuyển quyền SH và HĐ chuyển nhượng. 

Tên thương mại: 

Chỉ có thể chuyển nhượng nếu đi kèm với việc chuyển nhượng toàn bộ HĐKD và cơ sở vật chất gắn liền với tên TM.

Tiêu chí về nghĩa vụ của Chủ sở hữu: 

Nhãn hiệu: 

Nghĩa vụ của chủ sở hữu là sử dụng liên tục. Nếu không sử dụng liên tục từ 5 năm trở lên thì nhãn hiệu đó bị chấm dứt bảo hộ

Tên thương mại: 

Theo quy đinh pháp luật thì không quy định nghĩa vụ về việc sử dụng tên thương mại của chủ sở hữu. 

Các thông tin trên đây đã giúp bạn phân biệt về nhãn hiệu và tên thương mại. Khi nhận biết được sự khác nhau, quý doanh nghiệp sẽ biết được có cần đăng ký tên thương mại hay không? Hoặc việc đăng ký nhãn hiệu sẽ bảo vệ quyền lợi gì cho doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết. 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: