Con dấu công ty là yếu tố quan trọng ra đời nhằm giúp công ty xác nhận sự tham gia của bản thân mình và có giá trị pháp lý. Trong quá trình sử dụng con dấu, có nhiều vấn đề mà các khách hàng cần biết cách để đảm bảo đúng pháp luật quy định. Bài viết dưới đây luật Minh Châu xin đưa ra các thông tin liên quan đến con dấu.
Khái niệm về con dấu công ty:
Con dấu công ty là công cụ để doanh nghiệp các nhận các văn bản do mình phát hành mục đích khẳng định giá trị pháp lý của giấy tờ đó.
Thực tế những hợp đồng hay giao dịch của công ty chỉ có giá trị khi có dấu, nếu không thì vô hiệu.
Như vậy có thể thấy con dấu là yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp đảm nhận vai trò về tính xác thực và tính thẩm quyền.
Những quy định về việc dùng con dấu doanh nghiệp:
Dựa vào Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc dùng con dấu dưới đây:
Việc làm con dấu phải được thực hiện tại cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định trong giao dịch điện từ mà pháp luật đưa ra.
Doanh nghiệp có nhiệm vụ quyết định loại dấu, số lượng, nội dung dấu của doanh nghiệp hay các hình thức khác như chi nhánh, VPDD,…và sử dụng nói trong các giao dịch theo quy định.
Con dấu doanh nghiệp có phải là chữ ký số?
Để trả lời thắc mắc này chúng ta sẽ dựa vào Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo quy định này, con dấu doanh nghiệp được thể hiện hai hình thức:
Một là cần phải làm tại cơ sở khắc dấu
Hai là dưới hình thức chữ ký số trong giao dịch điện tử theo pháp luật.
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử tạo ra bằng việc biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Việc biến đổi này được tạo ra chuẩn với khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cặp khoá, nội dung thông điệp được chuyển hoá hoàn hảo.
Như vậy có thể nói chữ ký số cũng được xem là một loại hình thức con dấu được doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch online.
Ai có trách nhiệm giữ con dấu doanh nghiệp:
Cũng dựa theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng pháp luật không quy định bắt buộc là ai giữ. Vấn đề này công ty sẽ tự quyết định và quy định rõ ràng trong Điều lệ công ty.
Vì thế công ty tự xem xét để lựa chọn người phù hợp. Các công ty hiện nay thường quy định người đại diện theo pháp luật sẽ bảo quản và giữ con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng một số doanh nghiệp giao con dấu công ty cho văn thư hoặc kế toán trưởng tại trụ sở doanh nghiệp và chỉ được đưa ra ngoài khi được người đại diện chấp thuận bằng văn bản.
Nếu giám đốc công ty muốn mang con dấu ra khỏi công ty có vi phạm không?
Dựa vào những thông tin trên có thể thấy rằng Luật doanh nghiệp không quy định khắt khe với việc mang con dấu ra ngoài công ty. Vấn đề con dấu sẽ được quy định rõ trong Điều lệ công ty và quy chế ban hành của doanh nghiệp.
Một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi khắc dấu
Doanh nghiệp khi khắc dấu cần lưu ý những điều sau :
Số lượng dấu công ty do doanh nghiệp tự quyết định.
Doanh nghiệp chủ động trong việc hình thức, kích cỡ, màu, nội dung con dấu.
Doanh nghiệp không được dùng những nội dung sau trong con dấu;
+ Hình ảnh của Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ của nước CHXHCN VN.
+ Những hình ảnh thuộc về cơ quan nhà nước hay đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, xã hội…
+Tất cả những hình ảnh, từ ngữ vi phạm truyền thống, thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử….
Trong trường hợp nào doanh nghiệp phải thay đổi con dấu công ty:
Những trường hợp dưới đây đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi con dấu công ty gồm:
Doanh nghiệp thay đổi tên
Con dấu đã bị mòn, hỏng và không thể sử dụng được.
Doanh nghiệp muốn thay đổi hình thức con dấu.
Những doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/06/2010, trong trường hợp nếu mã số doanh nghiệp và MST chưa thống nhất thì nếu muốn làm thành một thì doanh nghiệp phải đổi lại con dấu.
Với các thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về con dấu công ty rồi. Mọi thắc mắc liên quan đến con dấu, xin vui lòng liên hệ đến luật Minh Châu để được hỗ trợ