Trong thực tế có nhiều người đã nhờ người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh công ty. Vậy điều này có hợp pháp không? Những rủi ro pháp lý cần lường trước là gì? Hãy cùng luật Minh Châu tìm hiểu dưới bài viết sau.
Ai là người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Khi nhìn vào giấy chứng nhận đăng ký KD thể hiện đầy đủ các thông tin của công ty như tên, địa chỉ, vốn ĐL, người đại diện. NDD có thể là chủ sở hữu, thành viên nắm giữ CP trong công ty…
Như vậy người đứng tên trên GPKD được xem là người đại diện theo PL của công ty.
Nếu nhờ đứng tên trên giấy phép kinh doanh có hợp pháp không?
Dựa vào Luật Doanh nghiệp 2020 không cấm công ty thuế NDD pháp luật để điều hành doanh nghiệp. Nhưng giữa công ty và người được thuê cần có ký kết hợp đồng lao đông theo quy định. Trường hợp nếu hết hạn hợp đồng, công ty cần thực hiện gia hạn hợp đồng hoặc làm thủ tục thay đổi người DD theo pháp luật với Sở KH&ĐT tỉnh.
Thực tế chưa có quy định nào cụ thể về việc cấm hành vi nhờ người đứng tên hộ làm NDD pháp luật hoặc sở hữu vốn với tư cách chủ sở hữu trên GPKD. Nhưng tại Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã đưa ra quy định rõ gồm: Các cá nhân, tổ chức tự kê khai hồ sơ ĐKDN sẽ phải chịu trước pháp luật về sự chính xác của thông tin được kê khai trong hồ sơ.
Do đó nếu nhờ người khác đứng tên hộ trên GPKD hoặc tự ý lấy thông tin, giấy tờ cá nhân của người khác nếu người đó chưa đồng ý để thực hiện ĐK thành lập DN là bất hợp pháp. Đây là hành vi gian dối, không trung thực khi ĐKKD và sẽ phải chịu mức phạt từ 20 triệu- 30 triệu hoặc sẽ bị thu hồi GP kinh doanh dựa vào ĐIều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Mức phạt này được áp dụng với đơn vị nếu cùng 1 hành vi vi phạm thì mức phạt với cá nhân ½ mức phạt với tổ chức. Điều này có nghĩa nếu cá nhân đứng tên làm đại diện PL trên GPKD sẽ bị phạt từ 10 đén 15 triệu đồng.
Những yêu cầu về quyền và nghĩa vụ của người đứng tên trên GPKD:
NDD pháp luật của công ty thường đảm nhận những chức danh lớn trong công ty như chủ tịch doanh nghiệp, CT HĐQT, HĐTV, tổng giám đốc…Phụ thuộc vào chức vụ nắm giữ mà NDD theo PL có các quyền và nghĩa vụ khác nhau với doanh nghiệp.
Các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quản lý và quyết định các HĐ của doanh nghiệp như HĐKD, nhân sự, lương- thưởng…
- Người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp tham gia ký kết HĐ với đối tác
- Trở thành người đại diện pháp lý của doanh nghiệp để làm việc với cơ quan NN chuyên trách như Sở KHĐT, công an, thuế…
- Thực hiện theo điều lệ công ty.
- Do đó có thể nói dù hỉ đứng tên hộ là người đại diện pháp luật và không tham gia quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn là người đại diện và sẽ có trách nhiệm trình diện trước cơ quan NN.
Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp có thể gặp phải khi đứng tên hộ công ty:
Khi thuê hoặc nhờ người đứng tên hộ trên GPKD dễ dẫn đến những rủi ro cho doanh nghiệp và người được thuê. Những rủi ro đó như sau:
Đối với người đứng hộ trên GPKD:
Nếu người đứng hộ không nắm được vận hành của công ty không hiểu về pháp luật và ký mọi văn bản giấy tờ theo chỉ đạo thì nếu công ty bị vi phạm pháp luật thì người đứng tên sẽ chịu các vấn đề như:
Chịu hoàn toàn trước pháp luật các văn bản đã ký và phải trình diện trước cơ quan chuyên trách để giải quyết các vấn đề theo phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của NDD doanh nghiệp.
Thực hiện nộp phạt hành chính và cần trình bày trước Toà án, đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với những sai phạm liên quan đến HĐKD của doanh nghiệp.
Nếu vừa đứng tên hộ là NDD pháp luật, vừa đứng tên làm chủ SH công ty hoặc tư cách TV/CĐ thì nếu doanh nghiệp gặp vấn đề, người đứng tên hộ sẽ chịu hoàn toàn các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn SH như nợ lương NLĐ, thuế, bảo hiểm, vay NH.
Nếu doanh nghiệp không hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục giải thể và nợ tiền thuế, người được nhờ đứng tên hộ với tư cách NDD sẽ gặp những khó khăn khi xuất ngoại….
Đối với cá nhân, tổ chức nhờ người đứng tên:
Nếu người nhờ đứng tên không đồng ý việc tiếp tục đứng tên:
Khi rơi vào trường hợp này doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện, thành viên trên GPĐKKD, giấy phép con do người này đứng têm.
- Nếu người nhờ đứng tên xuất ngoại hoặc mất tích.
Dựa vào quy định PL, người DD của công ty sẽ cần có mặt thường xuyên tại Việt Nam. Nếu xuất cảnh 30 ngày nhưng không uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ hoặc NDD không may mất tích, hoặc mất hành vi dân sự thì công ty cần đổi người đại diện.
Hơn nữa nếu không biết người đứng tên hộ xuất cảnh, mất tích thì doanh nghiệp bị động khi không có NDD để ký các VB, hợp đồng khiến tổn thất cho doanh nghiệp.
- Nếu người nước ngoài nhờ người người VN đứng hộ tên:
Nhiều nhà đầu tư nước ngoiaf thường nhờ người quen đứng tên thành lập. Điều này sẽ giúp cho NĐT nước ngoài tiết kiệm thời gian, chi phí và giúp có thể hoạt động ở những ngành nghề mà họ bị hạn chế. Nhưng việc này sẽ khiến NĐT chịu những rủi ro như sau:
Khi nhờ người Việt đứng tên nghĩa là trên giấy phép KD đều ghi nhận chủ sở hữu là người Việt. Nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền lợi của chủ SH và người NN thì người NN không được pháp luật VN thừa nhận và bảo vệ dẫn đến việc mất công ty rất dễ xảy ra.
Do bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá và không hiểu về pháp luật VN nên đôi khi người nước ngoài bị lợi dụng và lệch hướng phát triển ban đầu.
Người nước ngoài hoàn toàn không năm quyền QL công ty hay DD công ty ký hợp đồng nếu NDD không uỷ quyền.