Anh chị đang tìm hiểu về thủ tục mở công ty tại Bình Dương, còn chưa rõ về mô hình hoạt động công ty, điều kiện mở công ty, giấy tờ pháp lý trách nhiệm liên quan, các thủ tục liên quan đến các loại thuế phải nộp. Xin đừng lo lắng công ty luật Minh Châu với 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ dịch vụ mở công ty tại Bình Dương cho hơn 1000  doanh nghiệp đang hoạt động sẽ giúp anh chị thỏa mãn tất cả tiêu chí liên quan đến quá trình thành lập cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công ty đầy đủ

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin thành lập công ty:

+ Chuẩn bị 04 bản CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân sao y công chứng không quá 03 tháng của tất cả thành viên mở công ty. (Sao y tại UBND Xã/Phường/Thị trấn); Để tiết kiệm thời gian sao y thì bạn có thể nhờ Luật Minh Châu sao y công chứng giúp bạn).

Chuẩn bị thông tin thủ tục mở công ty tại Bình Dương:

Các thông tin mà bạn cần chuẩn bị để tiến hành điền vào giấy đề nghị thành lập công ty bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây, bạn cần tìm hiểu chính xác và điền thông tin đúng và đủ vào hồ sơ thành lập công ty.
Chọn loại hình doanh nghiệp

☑ CÓ 3 LOẠI HÌNH PHỔ BIẾN

Thủ tục mở công ty tại Bình Dương theo quy định Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 có các loại hình doanh nghiệp sau:

#1. Doanh Nghiệp Tư Nhân

#2. Công ty TNHH

Chia ra hai loại (Công ty TNHH 1 Thành Viên và Công ty TNHH 2-50 Thành Viên)

#3. Công ty Cổ Phần.

→ Trong Các loại hình nêu trên thì 2 Loại hình sau đây là phổ biến và có ưu điểm vượt trội

CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN (1 CÁ NHÂN HOẶC 1 TỔ CHỨC)

CÔNG TY TNHH 2-50 THÀNH VIÊN (2 CÁ NHÂN HOẶC TỔ CHỨC)

CÔNG TY CỔ PHẦN (3 CÁ NHÂN HOẶC TỔ CHỨC)

Chọn tên doanh nghiệp

Hướng dẫn thủ tục mở công ty tại Bình Dương cách đặt tên cho Doanh nghiệp

  1. Quy định về tên doanh nghiệp
  2. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

Tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ:

– Công ty TNHH Phát Đạt;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt;

– Công ty TNHH một thành viên Phát Đạt;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát Đạt;

– Công ty cổ phần Phát Đạt;

– Công ty Hợp danh Phát Đạt;

– Doanh nghiệp tư nhân Phát Đạt;

Chọn địa chỉ doanh nghiệp

+ Chuẩn bị địa chỉ công ty an toàn, được phép đăng ký kinh doanh, không thuộc những nơi bị cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp. Không nằm ở khu vực căn hộ chung cư vì ở đó chỉ có chức năng để ở chứ không có chức năng đăng ký kinh doanh. Trừ trường hợp căn hộ nằm ở khu kinh doanh thương mại thì bạn phải xuất trình văn bản chứng minh khu đó được phép đăng ký kinh doanh.

Chọn ngành nghề kinh doanh

+ Chuẩn bị danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính đăng ký. Biết cách tra cứu danh sách ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Biết cách áp mã ngành nghề kinh tế cấp 4 vào hồ sơ thành lập công ty.

Chọn vốn điều lệ

+ Chuẩn bị mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập công ty. biết được mức vốn tối thiểu, mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu. Những ngành nghề kinh doanh thông thường thì không giới hạn tối thiểu tối đa mức vốn. Tuy nhiên một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

+ Lưu ý về thời hạn góp đủ vốn điều lệ là không quá 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để doanh nghiệp bị tránh bị phạt. Quá thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì cần điều chỉnh mức vốn điều lệ về đúng với mức vốn góp của các thành viên góp thực tế.

Chọn Đại diện pháp luật doanh nghiệp

+ Chuẩn bị lựa chọn người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tối thiểu đủ 18 tuổi, và để kinh doanh thành công thì người đại diện theo pháp luật cần có kinh nghiệm và năng lực quản lý ở lĩnh vực công ty dự tính thành lập. Có thể thuê người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp:

Hồ sơ thủ tục mở công ty tại Bình Dương đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh gòm những thành phần sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
  2. Dự thảo Điều lệ công ty
  3. Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông đối với công ty Cổ phần
  4. Chuẩn bị giấy tờ của thành viên/cổ đông như sau đây:
  5. a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao công chứng không quá 03 tháng của Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo mẫu quy định
  2. Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc căn cước công dân không quá 03 tháng.

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại

Ở bước này người thành lập doanh nghiệp cần đăng ký nộp hồ sơ qua mạng theo video hướng dẫn dưới đây, sau khi đăng ký xong được duyệt hồ sơ thì mang bản cứng hồ sơ có đầy đủ chữ ký của người đề nghị thành lập doanh nghiệp đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh ở bước 4

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử được thông báo qua email chấp thuận hồ sơ đăng ký hợp lệ thì người thành lập doanh nghiệp nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp

Sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở trên, doanh nghiệp cần khắc con dấu tròn doanh nghiệp. Đến đây bạn đã có giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu tròn công ty. Tuy nhiên để con dấu tròn của công ty có hiệu lực và giá trị pháp lý, bạn cần làm thủ tục thông báo mẫu con dấu đã khắc lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện xong bước này các bạn mới có thể sử dụng con dấu vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch với tư cách doanh nghiệp.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Chuẩn bị giấy chứng nhận doanh nghiệp sao y + Con dấu + Thông báo mẫu dấu ra ngân hàng mở tài khoản theo sự hướng dẫn của ngân hàng.

Sau khi mở tài khoản ngân hàng: Người thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục làm hồ sơ thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử

Doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống nộp tờ khai lựa chọn ngân hàng cần nộp thuế điện tử, sau đó ra ngân hàng mình đã mở tài khoản bên trên làm hồ sơ đề nghị họ chấp nhận đăng ký thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

Mức đóng thuế môn bài theo mức vốn điều lệ của công ty đăng ký:

+ Nếu vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký Trên 10 tỷ thì nộp thuế môn bài là 3 triệu/năm

+ Nếu vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký Từ 10 tỷ trở xuống thì nộp thuế môn bài là 2 triệu/năm

– Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 của thì đóng ½ mức thuế môn bài của năm đó.- Nếu doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7 thì đóng thuế môn bài cả năm;

– Nếu bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.

Bước 9: Khai thuế ban đầu, Đề nghị sử dụng hóa đơn VAT

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục mở công ty tại Bình Dương và nộp hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn theo mẫu yêu cầu của cơ quan thuế sở tại.

Cơ quan thuế kiểm tra cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận kết quả chấp nhận hoặc từ chối được sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế.

Mua hoá đơn giá trị gia tăng theo nhu cầu.

Thực hiện việc thông báo phát hành sử dụng hóa đơn thông qua phần mềm chữ ký số kê khai thuế điện tử đã mua ở bước 4.

Bước 10: Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu, Báo cáo thuế, và làm sổ sách định kỳ hàng tháng, quý, năm

  1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập thủ tục mở công ty tại Bình Dương.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;

Quyết định bổ nhiệm giám đốc;

Quyết định bổ nhiệm kế toán;

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);

Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);

Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➨ Về hồ sơ khai thuế ban đầu

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau.

Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Mức phạt chậm

  1. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm.

1 tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho 1 doanh nghiệp, nhưng 1 doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa).

  1. Mua chữ ký số

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.

Tương tự như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng 1 chữ ký số chỉ dùng cho 1 doanh nghiệp.

  1. Treo bảng hiệu công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

  1. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

  1. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

➨ Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động

Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy vậy, với hầu hết doanh nghiệp vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. 

Các loại thuế như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí.

Dịch vụ trọn gói về thuế, kế toán… tại Luật Minh Châu chỉ từ 500.000 đồng chính là giải pháp về kế toán thuế cho doanh nghiệp.

Thủ tục mở công ty tại Bình Dương
Thủ tục mở công ty tại Bình Dương

Trên đây là những thủ tục mở công ty tại Bình Dương đầy đủ và chi tiết nhất, nếu anh chị  tham khảo và có thể tự làm được hoặc nếu bận công việc và lo mất thời gian thì luật Minh Châu sẽ ủy quyền đại diện làm dịch vụ từ a đến z cho anh chị với chi phí trọn gói chỉ 1.650.000 vnđ giúp anh chị đỡ phiền hà, đi lại mất thời gian.
Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THUẾ KẾ TOÁN LUẬT MINH CHÂU
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 3603280803, cấp lần đầu ngày 06/05/2015 tại Sở kế hoạch đầu tư Đồng Nai.
Đại diện bởi: Phạm Quốc Ngọc (Giám Đốc)
Mã số thuế: 3603280803
Website : ketoanminhchau.comdailythueminhchau.vnminhchaulaw.comluatminhchau.vn

TRỤ SỞ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tầng 9, Block A, Căn hộ The Emerald Golf View, Số 01 Đại lộ Bình Dương, phường Bình Nhâm, TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0937967242 – 0937 603786

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: