Hiện nay, thuế quan đã giúp các bên trong thương mại quốc tế tham gia và thực hiện tích cực hơn. Tuy nhiên, xuất hiện kèm theo đó là biện pháp phi thuế quan. Vậy bạn hiểu biện pháp phi thuế quan là gì? Hãy cùng Luật Minh Châu tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu biện pháp phi thuế quan là gì?

Tất cả những biện pháp ngoài thuế quan đều là các biện pháp phi thuế nhằm để hạn chế nhập khẩu. Các biện pháp phi thuế chính là cách gọi một cách tổng quát những biện pháp do chính phủ đặt ra để hạn chế nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ thị trường trong nước, bao gồm những biện pháp kinh tế, pháp luật, kỹ thuật và hành chính. Những biện pháp phi thuế quan sẽ được chia thành hai loại là: trực tiếp và gián tiếp.

1-bien-phap-phi-thue-quan-la-gi

Biện pháp phi thuế quan tức là biện pháp ngoài thuế

Các xu hướng phát triển của biện pháp phi thuế quan

Theo đó, các biện pháp phi thuế quan có 3 xu hướng phát triển chính bao gồm:

  • Phương pháp tiếp cận Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);
  • Phương pháp tiếp cận theo WTO;
  • Sự hình thành biện pháp phi thuế quan trong các thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA).

Trong đó, phương pháp tiếp cận GATT, chính là thực hiện một cách tiếp cận tối giản những biện pháp phi thuế quan nói chung, bắt đầu với những biện pháp phi thuế quan được áp dụng ở biên giới, sau đó chuyển sang cách tiếp cận GATT đối với những biện pháp phi thuế quan trong nước.

Với phương pháp tiếp cận WTO, những quy định về biện pháp phi thuế quan được sửa đổi, bổ sung có tính chất nghiêm ngặt hơn. Đối với phương pháp tiếp cận thỏa thuận thương mại ưu đãi, những cam kết về biện pháp phi thuế quan sau biên giới cũng nghiêm ngặt hơn nhiều so với WTO và GATT.

Về cam kết minh bạch hóa những biện pháp phi thuế quan, đây là quy định được ưu tiên hàng đầu ở trong Chương trình nghị sự thương mại quốc tế. WTO đã yêu cầu chính phủ nhiều nước công khai những chính sách. GATT cũng công bố tất cả những quy định và các biện pháp cấp dưới, trong đó có những quyết định tư pháp, hướng dẫn hành chính… ảnh hưởng đến thương mại. Tại Hiệp định thương mại khu vực (RTA) cũng có quy định liên quan đến minh bạch bao gồm:

  • Những điều khoản minh bạch chúng đòi hỏi sự quản lý minh bạch các luật và quy định liên quan đến tất cả các vấn đề được thỏa thuận;
  • Quy định minh bạch những yêu cầu liên quan đến hàng hóa;
  • Những điều khoản minh bạch liên quan đến quy định ở trong nước ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.

Trong những thập kỷ trở lại đây, việc hình thành các thỏa thuận thương mại tự do ở cấp độ song phương, khu vực và đa phương, thuế quan đã giúp các bên tham gia thực hiện tích cực, hướng tới một thị trường thương mại quốc tế, trong đó hàng hóa và dịch vụ tự do di chuyển. Mức độ mở cửa thị trường ngày càng cao, thuế quan cắt giảm lớn, trong khi đó thì số lượng các biện pháp phi thuế quan lại tăng nhanh.

2-bien-phap-phi-thue-quan-la-gi

Biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng đến luân chuyển hàng hóa

Đây được coi là nguyên nhân làm cản trở việc hội nhập sâu vào hoạt động thương mại quốc tế của những quốc gia đang phát triển và trong đó có Việt Nam. Các biện pháp phi thuế quan được các nước sử dụng tương đối đa dạng và áp dụng trên tất cả các lĩnh vực thương mại quốc tế.

Trong nhiều trường hợp, một số biện pháp phi thuế quan có thể phù hợp với luật pháp quốc tế nhưng vẫn bị coi là có khả năng tác động gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế.

Số lượng các biện pháp phi thuế quan được đưa ra và áp dụng trong thương mại ngày càng gia tăng, trong khi các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan thường không có sẵn, không được thu thập đầy đủ, thiếu tính hệ thống và ít có khả năng so sánh, đối chiếu xác minh, nên việc hiểu rõ về các biện pháp và nắm bắt các thông tin liên quan có ý nghĩa quan trọng với việc xây dựng chính sách tự do hóa thương mại.

Các biện pháp phi thuế quan được sử dụng hiện nay

Các biện pháp phi thuế quan trực tiếp là những hạn chế của hải quan với số lượng và chủng loại hàng hoá nhập khẩu, cụ thể đó là hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện và hạn ngạch nhập khẩu … Tức chính là các biện pháp hạn chế số lượng.

3-bien-phap-phi-thue-quan-la-gi

Có biện pháp phi thuế quan trực tiếp và gián tiếp

Các biện pháp phi thuế quan gián tiếp là các thủ tục hải quan được thực hiện nghiêm ngặt với hàng nhập khẩu hoặc là những biện pháp quản lý hành chính, những hàng rào kỹ thuật để gián tiếp để hạn chế hàng nhập khẩu.

Cùng với tự do hoá thương mại, khi mà những hàng rào thuế quan và những loại hạn chế về số lượng từng bước được cắt giảm hay là loại bỏ thì các biện pháp nói trên được coi là công cụ pháp lý tốt nhất để những nước phát triển thực hiện chính sách bảo hộ của mình.

Trên đây là những thông tin về biện pháp phi thuế quan là gì mà Luật Minh Châu cung cấp đến các bạn. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ Luật Minh Châu ngay nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lệ phí Thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai 

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

error: