Hoá đơn đỏ là loại giấy tờ được dùng trong các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ. Dựa vào hoá đơn đỏ có thể xác định rõ được số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải nộp vào Nhà nước là bao nhiêu. Do đó đây là giấy tờ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy công ty có được mua hoá đơn đỏ? Trường hợp nào vi phạm? trường hợp nào không? Luật Minh Châu sẽ giải đáp chi tiết sau đây.
Khái niệm về hoá đơn đỏ:
Hoá đơn đỏ hay còn được gọi là hoá đơn VAT được dùng cho các đơn vị khai tính thuế giá trị gia tăng dựa theo phương pháp khấu trừ trong những hoạt động như:
Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước
Lĩnh vực vận tải quốc tế
Xuất vào phạm vi phi thuế quan hoặc trong các TH xem như xuất khẩu.
Lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá hay cung cấp dịch vụ ra nước ngoài thể hiện được giá trị hàng bán, dịch vụ cho người mua. Dựa vào đó để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách.
Hoá đơn đỏ này do Bộ Tài chính đưa ra hoặc do công ty tự in sau khi ĐK mẫu cho cơ quan thuế.
Do màu sắc là màu đỏ nên hoá đơn được gọi là hoá đơn đỏ.
Tác dụng của hoá đơn đỏ với doanh nghiệp:
Hoá đơn được dùng để xác định số tiền thuế mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách NN. Có thể nói hoá đơn đỏ là chứng từ cơ sở ban đầu để thực hiện việc kê khai nộp thuế, khấu trừ và hạch toán chi phí phát sinh thực như thế nào, việc hoàn thuế và có thể cơ sở xác định chi phí để tính thuế.
Dựa vào quy định pháp luật, khi lấy hoá đơn đỏ sau khi mua hàng sẽ là hành động để cho NN kiểm soát được người bán hàng hoá, dịch vụ có nộp thuế đảm bảo hay không. Hơn nữa lấy hoá đơn đỏ sẽ giúp người mua đảm bảo các quyền lợi trong việc khiếu nại về hàng hoá nếu có.
Nếu thanh toán mức 200.000 đồng trở lên thì bên bán sẽ cần xuất hoá đơn đỏ và người mua sẽ cần phải trả thêm 10% GT hàng hoá.
Dựa vào quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, nếu người bán lập hoá đơn đỏ mà không giao cho người mua thì chấp nhận hình phạt hành chính từ 4-8 triệu đồng. Nếu không lập hoá đơn với giá trị hàng hoá, dịch trên 200.000 thì sẽ phạt từ 10-20 triệu đồng.
Trường hợp mua hoá đơn đỏ không vi phạm pháp luật:
Khi mua hoá đơn đỏ trực tiếp tại chi cục Thuế trực thuộc nơi công ty ĐK giấy phép kinh doanh thì việc mua hoá đơn này không vi phạm.
Tuy nhiên chỉ những đối tượng sau mới được mua hoá đơn tại cơ quan thuế:
Cá nhân hoặc hộ gia đình đã ĐKKD.
ĐƠn vị có hoạt động kinh doanh nhưng không theo mô hình công ty. Đó là HTX, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý…
Những doanh nghiệp ứng dụng phương pháp trực tiếp dựa vào tỷ lệ % doanh thu khi nộp thuế giá trị gia tăng.
Dành cho những doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in nhưng thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Những công ty sử dụng hoá đơn tự in nhưng có hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến trốn hay gian lận thuế.
Trường hợp mua hoá đơn đỏ vi phạm pháp luật:
Nếu mua hoá đơn đỏ không phải tại chi cục Thuế thì các trường hợp khác đều là vi phạm.
Thực tế hiện nay tình trạng chợ đen hoá đơn đó vẫn đang diễn ra khi một số công ty muốn trốn thuế, che dấu tình trạng hoạt động. Đây là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và đây là hoá đơn bất hợp pháp và doanh nghiệp phải chịu xử phạt. Dựa vào số lượng, mức độ mà đơn vị có thể bị xử phạt hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 2 Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định rõ như sau:
Phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu với hành vi dùng hoá đơn bất hợp pháp.
Hơn nữa việc mua bán trái phép hoá đơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 203 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017
Nếu người nào in, phát hành và mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách NN dạng phôi từ 50-100 số hoặc hoá đơn, chứng từ ghi nội dung từ 10 đến 30 số hoặc thu lợi bất chính với số tiền từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng và phạt cải tạo không giam 3 năm hoặc phạt từ 6 tháng đến 3 năm.
Những trường hợp sau đây sẽ bị phạt 200 triệu đến 500 triệu hoặc phạt tù từ 1- 5 năm:
a, Hành vi có tổ chức
b, Hành vi có tính chuyên nghiệp
c, Bên vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn
d, Hoá đơn, chứng từ dạng phôi 100 số trở lên
đ, Vi phạm để thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên
e, Việc vi phạm gây thiệt hại cho ngân sách NN 100 triệu trở lên.
g, Tái phạm nguy hiểm.
Người vi phạm sẽ phạt từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề từ 1-5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại sẽ bị phạt như sau:
Nếu phạm tội tại khoản 1 sẽ phạt tiền từ 100 triệu- 500 triệu đồng.
Phạm tội thuộc các quy định tại các điểm 1, b, d, đ, e và g khoản 2 sẽ bị phạt từ 500 triệu- 1 tỷ.
Nếu phạm tội thuộc Điều 79 của Bộ luật sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Với pháp nhân thương mại sẽ bị phạt trừ 50 triệu đến 200 triệu, cấm kinh doanh và hoạt động và huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Với các thông tin trên đây doanh nghiệp chắc hẳn cũng thấy rõ về việc mua hoá đơn đỏ khi hoạt động. Mọi thắc mắc về vấn đề hoá đơn đỏ, quý khách có thể liên hệ luật sư Minh Châu.