Trong quá trình hoạt động có những giấy chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần phải nắm rõ. Một trong những giấy tờ quan trọng là hứng nhận ISO 22000 và chứng nhận GMP. Vậy 2 loại chứng nhận này là gì? điểm giống và khác nhau như thế nào?
Khái niệm về các loại chứng nhận
Chứng nhận GMP đầy đủ là Good Manufacturing Practice nghĩa là thực hành sản xuất tốt. GMP chính xác là hệ thống các quy định và hướng dẫn thực hành đòi hỏi cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ các quy tắc trong quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng khi ra thị trường.
Thông thường chứng nhận này được sử dụng ở cơ sở sản xuất TP, dược phẩm, mỹ phẩm….
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng nhận này được đưa ra bởi Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế cùng với đó là các yếu tố khác như quản lý hệ thống, tương tác & trao đổi thông tin và HACCP- hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát tới hạn.
Chứng nhận này giúp bảo đảm an toàn TP trong chuỗi cung ứng cả quá trình từ sản xuất đến sử dụng.
Chứng chỉ này thường sử dụng cho lĩnh vực cung ứng thực phẩm.
Điểm giống nhau của 2 chứng nhận:
Hai chứng chỉ này có những điểm giống nhau như:
Về mục tiêu hướng đến:
Cả hai đều nhắm đến mục tiêu cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng.
Về quản lý chất lượng:
Hai chứng nhận này đều đòi hỏi tổ chức, DN cần tuân thủ các tiêu chuản, quy trình QLCL để bảo đảm trong suốt QT sản xuất và tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt các tiêu chí về chất lượng.
Về quy trình kiểm soát:
Cả hai đều đề xuất việc thực hiện kiểm tra và kiểm soát chất lượng ATTP định kỳ trong suốt quá trình sản xuất.
Điểm khác biệt của 2 chứng nhận:
Về quy mô và phạm vi áp dụng:
Đối với chứng nhận GMP: THường được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm và y tế…Quy mô rộng hơn giấy CN vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ sở để tiến hành xây dựng hệ thống ISO 22000.
Đối với chứng nhận ISO 22000: Thường được sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến, sản xuất…Được đánh giá tương tự như giấy VSATTP.
Về tiêu chuẩn và quy trình hoạt động của 2 chứng nhận:
Chứng nhận GMP: Chú trọng vào quy trình, đảm bảo vệ sinh trong khi sản xuất dược phẩm và y tế
Chứng nhận ISO 22000: Chú trọng vào quản lý ATTP và các NLTP từ nguồn cho đến sản phẩm cuối cùng.
Về mức độ cần thiết đối với ngành nghề:
Chứng nhận GMP: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế.
Chứng nhận ISO 22000: Không bắt buộc, tự nguyện trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm.
Về hệ thống quản lý chất lượng:
Chứng nhận GMP: Chứng nhận tập trung vào việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nội bộ.
Chứng nhận ISO 22000: Chứng nhận tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống QL an toàn TP toàn diện và liên kết với toàn bộ chuỗi cung ứng.
Có thể nói 2 giấy chứng nhận này đều có vai trò quan trọng trong việc đem đến sự an toàn và chất lượng cho sản phẩm. Tuỳ theo lĩnh vực khác nhau mà các mục tiêu yêu cầu của các chứng nhận khác nhau.
Luật Minh Châu cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận GMP và ISO22000:
Nhận thấy sự cần thiết của các chứng chỉ trên khi hoạt động và những khó khăn doanh nghiệp có thế gặp phải trong quá trình xin chứng chỉ, Luật Minh Châu đã đưa ra dịch vụ làm giấy chứng nhận GMP và ISO 22000.
Để xin chứng nhận GMP, khách hàng cần cung cấp các thông tin sau cho chúng tôi:
Thông tin hình ảnh, video về cơ sở vật chất
Giấy CNĐK doanh nghiệp.
Bằng cấp của người phụ trách chuyên môn và ít nhất 3 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực y dược, CNTP, ATTP.
Sau khi có được các thông tin trên chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ và chỉ trong 20-25 ngày làm việc khách hàng sẽ nhận được chứng chỉ GMP.
Để xin chứng nhận ISO 220000:2018, khách hàng cần cung cấp các thông tin sau cho chúng tôi:
Công bố chất lượng sản phẩm
Giấy CNĐK doanh nghiệp
Hợp đồng thuê/ mượn hoặc những tài liệu CM quyền sử dụng hợp pháp cơ sở SXKD.
Sau 7-15 ngày làm việc khách hàng sẽ có giấy chứng nhận ISO này.